CÁC LOẠI PHÍ PHỔ BIẾN TRỌNG VẬN TẢI QUỐC TẾ - Công Ty CP Thương Mại & Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế TTH

CÁC LOẠI PHÍ PHỔ BIẾN TRỌNG VẬN TẢI QUỐC TẾ - Công Ty CP Thương Mại & Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế TTH

CÁC LOẠI PHÍ PHỔ BIẾN TRỌNG VẬN TẢI QUỐC TẾ - Công Ty CP Thương Mại & Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế TTH

CÁC LOẠI PHÍ PHỔ BIẾN TRỌNG VẬN TẢI QUỐC TẾ - Công Ty CP Thương Mại & Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế TTH

CÁC LOẠI PHÍ PHỔ BIẾN TRỌNG VẬN TẢI QUỐC TẾ - Công Ty CP Thương Mại & Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế TTH
CÁC LOẠI PHÍ PHỔ BIẾN TRỌNG VẬN TẢI QUỐC TẾ - Công Ty CP Thương Mại & Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế TTH
Tiếng Việt English
 

CÁC LOẠI PHÍ PHỔ BIẾN TRỌNG VẬN TẢI QUỐC TẾ

14-07-2017
Trong vận tải quốc tế thì ngoài cước phí thì song hành cúng đó là các phí và lệ phí khác người ta tường dùng cụm từ chung để ám chỉ là local charges. Cũng rất nhiều người đã từng thắc mắc local charges là gì ?, local charges gồm những phí nào ?, ai sẽ phải trả local charges ? … Trong bài viết này TTH sẽ giải đáp toàn bộthắc mắc của quý vị.

CÁC LOẠI PHÍ PHỔ BIẾN TRỌNG VẬN TẢI QUỐC TẾ

Trong vận tải quốc tế thì ngoài cước phí thì song hành cúng đó là các phí và lệ phí khác người ta tường dùng cụm từ chung để ám chỉ là local charges. Cũng rất nhiều người đã từng thắc mắc local charges là gì ?, local charges gồm những phí nào ?, ai sẽ phải trả local charges ? … Trong bài viết này TTH sẽ giải đáp toàn bộthắc mắc của quý vị.

D/O fee (delivery order fee): phí lệnh giao hàng, ứng ới một b/l (bill of lading thì sẽ có phí này phí giao lệnh có trong hàng nhập từ hàng FCL (full container load) , LCL (less than container load), hàng air và cả trong hàng bulk (rời). Phí này sẽ do consignee đóng đối với các incoterms (EXW, nhóm F, nhóm C, DAT) các terms còn lại sẽ do nhà xuất khẩu đóng. Phí này không chỉ là việc phát hàng một cái lệnh D/O thu tiền nó còn phải cả việc khai manifest, đi lấy lệnh (nếu có house b/l).

THC fee (Terminal handling charges): Cảng phí bao gồm tất cả những chi phí mà để đưa được một container từ trên tàu xếp về bãi container an toàn (phí xếp dỡ container hàng từ trên tàu xuống, phí vận chuyển container từ cầu tàu vào đến bãi container, phí xe nâng xếp container lên bãi, phí nhân công cảng, phí bến bãi, phí quản lý của cảng). Phí này có cả hai đầu cảng xuất và nhập. Consignee chịu tại cảng xếp (port of loading) đối với các terms (EXW, FCR, FAS). Shipper chịu tại cảng dỡ (port of discharge) đối với các terms (DAT, DDP, DDU)

CIC fee (Container imbalance charge): Phí chuyển rỗng (một số người khác gọi là phí cân bằng container). Phí này là do việc không cân bằng lượng hàng tại cảng xếp và cảng dỡ, hãng tàu phải vận chuyển container rỗng từ cảng ít hàng về cảng nhiều hàng để đóng hàng vào container, dẫn tới một chiều thì chạy đầy hàng một chiều thì chạy rỗng. Chi phí phát sinh của chiều chạy rỗng thì hãng tàu thu phí CIC để bù vào chi phí này. Thực tế thì shipper và consignee làm sao biết được chổ nào cảng nào thừa hàng cảng nào thiếu hàng. Hãng tàu có thể lợi dụng việc này để thu phí này như là một khoản lợi nhuận.

Cleaning fee: Phí vệ sinh container, container đóng rất nhiều loại hàng khác nhau và việc vệ sinh container là rất cần thiết để tránh việc ảnh hưởng của hàng đóng lần trước đến hàng đóng lần sau. Bên cạnh đó, đối với phí này thì một số hãng tàu thường không làm vệ sinh container nhưng vẫn thu phí này như một khoản lợi nhuận đặc biệt là các hãng tàu nội địa. Phí này người trả giống D/O fee

Handling fee: phí làm hàng, một số nước khác thì thường để là services fee ( phí dịch vụ). Phí này nói bình dân nhất đó là “tiền công”. Các công ty FWD thu phí này như là tiền công cho việc thực hiện dịch vụ của họ. Thường thì phí này được thu theo hàng nhập mà chủ yếu là nhập chỉ định khi mà công ty phát hành lệnh không có nguồn lợi nhậu hoặc lợi nhậu chỉ là phần chênh lệch loacl charges rất nhỏ, thì họ thu thêm phí này để bù lại chi phí hoạt động của công ty.

B/L fee: Phí phát hành B/L, khi nhận vận chuyển hàng hóa thì nhà vận chuyển sẽ phát hành b/l. Việc phát hành bill không chỉ là việc cấp một cái b/l rồi thu tiền mà nó còn có cả việc thông báo cho đại lý đầu nước nhập về b/l, phí theo dõi đơn hàng, quản lý đơn hàng.

Đối với các phí liên quan đến B/L gồm: Courier fee (phí chuyển chứng từ về đối với bill gốc); telex release fee (phí điện giao hàng đối với Surrendered B/L; Amendment fee ( phí chỉnh sửa bill) đối với phí chỉnh sửa bill thì có hai mức là trước khi tàu cập và sau khi đã khai manifest giá khác nhau, mỗi khu vực mỗi khác.

AMS fee (Automated manifest system fee): Phí soi hàng, kể từ sau sự kiên 11/9 thì các nước bắc Mỹ khi hàng vào khu vục này thì phải đi qua máy soi. Một số người vẫn nhầm từ Automated sang từ Advanced của phí AMA (Advanced manifest filing) or ABN– phí này là cho tuyến hàng đi vào Trung Quốc và Nhật.

DEM/DET fee (Demurrage / Detention fee): Phí lưu bãi/cont, lưu bãi nghĩa là như ở trên phần THC chúng tôi có giải thích, khi container ở trong cảng hết ngày cho phép thì sẽ phải chịu phí này, phí lưu container là việc cont được đưa về kho để đóng hàng hoặc trả hàng nhưng nằm lâu quá so với cho phép của hãng tàu thì cũng sẽ bị thu phí.

CFS fee (Container freight station fee): Phí tại kho hàng lẻ (bao gồm: bốc xếp hàng từ cont sang kho hoặc ngược lại; phí lưu kho hàng lẽ, phí quản lý kho hàng).

BAF fee (Bunker adjustment factor fee): Phụ phí xăng dầu, ở mỗi cảng hàng không khác nhau ở các nước khác nhau mức giá nhiên liệu khác nhau dẫn tới ảnh hưởng đến chi phí trong mỗi chuyến đi chính vì vận các airline phải thu lại khách hàng để cân đối chi phí vận chuyển cho họ. Trên đây là các chí local charges thường thấy và rất quen thuộc đối với shipper và consignee, hiện tại có nhiều công ty FWD hoặc hãng tàu lạm dụng việc thu phí một cách vô tội vạ đặc biệt là đối với các công ty xuất nhập chỉ định. Vd: như vừa rồi hồi đầu tháng 4/2017 chúng tôi có làm hàng cho một khách hàng nhập CIF, hàng có 6CBM mà tổng phí local charge’ (THC,CFS, D/O, Handling fee, CIC) mà tổng tiền công ty kia thu 12,000,000 VND nhiều hơn cả local charges của một container 20’


Dịch Vụ

Tin tức

Vui lòng điền các thông tin sau để nhận thông tin báo giá