Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Công Ty CP Thương Mại & Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế TTH

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Công Ty CP Thương Mại & Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế TTH

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Công Ty CP Thương Mại & Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế TTH

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Công Ty CP Thương Mại & Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế TTH

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Công Ty CP Thương Mại & Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế TTH
Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Công Ty CP Thương Mại & Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế TTH
Tiếng Việt English
 

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

05-05-2017
Theo ông Hoàng Việt Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cái khó hiện nay là các DN chưa bố trí được ...

Kim ngạch xuất khẩu giảm là do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó, chủ yếu là do sự sụt giảm xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực, như than, xăng dầu, hải sản đông lạnh… Việc giá và thuế xuất xăng dầu giảm mạnh cũng tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Cụ thể, thuế suất ưu đãi đối với xăng từ 35% giảm xuống 20%, dầu D.O từ 30% giảm xuống 10%, dầu mazut từ 35% giảm xuống 10%... (5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu xăng dầu giảm 29,8% so với cùng kỳ, chỉ đạt 5,75 triệu USD). Bên cạnh mặt hàng xăng dầu, than xuất khẩu cũng giảm rất mạnh do chính sách hạn chế xuất khẩu than của Nhà nước. Giá than của Việt Nam thường cao hơn giá than trên thị trường thế giới nên khó cạnh tranh. Hiện nước xuất khẩu than lớn như Indonesia, Úc, thuế xuất khẩu 0%, Trung Quốc 10%, Nga 5%, Mông Cổ 5-7%... Trong khi đó than xuất khẩu của Việt Nam chịu mức thuế suất 13% và chi phí sản xuất than của Vinacomin tăng mỗi năm từ 4-5% do điều kiện khai thác khó khăn đồng thời phải chịu nhiều loại thuế khác nhau. Điều này khiến cho kim ngạch xuất khẩu than 5 tháng giảm 80,5%, chỉ đạt 19,8 triệu USD.

Tàu vào làm hàng tại Cảng Cái Lân, TP Hạ Long.
Tàu vào làm hàng tại Cảng Cái Lân, TP Hạ Long.

Những khó khăn còn do các chính sách về hoạt động XNK còn bất cập. Tại TP Móng Cái, hoạt động TNTX, CK, KNQ vốn là thế mạnh của địa phương, nhưng ngày 16-2 đến 6-4 trên địa bàn thành phố không có hoạt động XNK qua cửa khẩu Ka Long. Số lượng container qua các điểm xuất hàng như: Km3-km4 Thành Đạt, Lục Chắn, Lục Lầm, Vạn Gia, Đại Vai... đều giảm so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do Bộ Công Thương ban hành Thông tư 52/2015/TT-BCT quy định về hàng hoá được xuất khẩu qua các cửa khẩu phụ, lối mở, khiến hàng hoá qua cửa khẩu phụ Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà) và Ka Long (TP Móng Cái) bị dừng từ giữa tháng 2-2016. Ngày 7-4-2016, UBND tỉnh có Công văn số 1867 “V/v thông báo các mặt hàng được nhập khẩu qua cửa khẩu phụ tỉnh Quảng Ninh”. Theo đó, gồm các hàng hoá được thực hiện theo Nghị định 187/2013-NĐ-CP, trừ các mặt hàng rượu, xe ô tô dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng, thịt trâu đông lạnh; chân giò gia cầm đông lạnh, phương tiện bay, tàu thuỷ, thuyền… Tuy nhiên, thời gian thực hiện quá ngắn (6 tháng) khiến các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu qua cửa khẩu Ka Long gặp khó khăn trong việc chủ động ký hợp đồng với các đối tác nước ngoài trong thời gian cuối năm 2016 và các năm tiếp theo. Do đó, các doanh nghiệp phải tìm các cửa khẩu khác được áp dụng các chính sách ổn định hơn để nhập khẩu hàng hoá. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động XNK. Việc thực hiện công bố danh sách các doanh nghiệp được mua bán qua cửa khẩu phụ, lối mở theo Thông tư 52/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh lần đầu XNK qua cửa khẩu Ka Long, do không có tên trong danh sách. Tương tự, tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh, việc cặp cửa khẩu Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hoả (Trung Quốc) chưa được công nhận là cửa khẩu chính, gây hạn chế thực hiện đầy đủ các loại hình XNK. Điều nữa theo Thông tư 52/2015/TT-BCT, cửa khẩu chỉ cho phép nhập khẩu các mặt hàng nông sản như bột mì, sắn, hạt điều… Trong khi đây là những mặt hàng chưa từng làm thủ tục nhập khẩu tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh, nên các doanh nghiệp chuyển đi cửa khẩu khác làm thủ tục nhập khẩu, khiến kim ngạch nhập khẩu qua cửa khẩu này giảm 67,6% so với cùng kỳ. Bắc Phong Sinh hiện chỉ được coi là lối mở, nên Trung Quốc quản lý hoạt động XNK theo chế độ biên mậu, thời gian đóng mở cửa khẩu không ổn định, thông thường chỉ từ 5-6 giờ/ngày, nên việc lưu thông hàng hoá chậm.

Cơ sở hạ tầng còn hạn chế cũng là một trong những lý do khiến cho hoạt động XNK gặp khó khăn. Cảng Cái Lân (TP Hạ Long) mặc dù được đưa vào hoạt động từ tháng 4-2004 với lượng hàng hoá XNK qua cảng không ngừng tăng, song đến nay cảng vẫn chưa quy hoạch xây dựng bãi đỗ xe chờ vào cảng làm hàng; hạ tầng giao thông kết nối với cảng như tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long, đoạn 600m từ cảng ra QL18, cầu vượt qua khu công nghiệp vào cảng đến nay chưa được hoàn thiện; năng lực bốc xếp hạn chế; phương tiện chuyên chở còn thiếu hụt… Điều này khiến cho không ít các doanh nghiệp còn dè dặt khi thực hiện XNK tại cảng.

Ông Phạm Ngọc Thủy, Phó Giám đốc Sở Công Thương, cho biết: Để tháo gỡ khó khăn trong hoạt động XNK, các sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh cần tăng cường tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp theo từng loại hình; nghiên cứu, kiến nghị, đề xuất với cấp trên những bất cập của chính sách; tiếp tục cải cách hành chính, đơn giản, công khai, minh bạch hoá thủ tục hải quan tạo thuận lợi cho hoạt động XNK; đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng; chủ động gặp gỡ, đối thoại, thu hút các doanh nghiệp XNK có tiềm năng…

CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ TTH

ĐỊA CHỈ : 75/16 HOÀNG SA - P. ĐA KAO - QUẬN 1 - TP. HỒ CHÍ MINH

ĐIỆN THOẠI : 08 3910 1976 

FAX : 08 3910 0179

HOTLINE : 0918 099 255

EMAIL : elizathao@tthlogisticsvn.com

WEBSITE : http://tthlogisticsvn.com/


Dịch Vụ

Tin tức

Vui lòng điền các thông tin sau để nhận thông tin báo giá